Điểm tin văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND phường Lương Sơn tháng 3 - 2025
2025-03-30 10:02:00.0
1. Ngày 03/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 226/UBND-ĐC về hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2025.
UBND phường Lương Sơn triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Đề nghị Ủy ban MTTQ và các ngành đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền kêu gọi toàn dân đồng hành thực hiện tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ trái đất năm 2025 (bộ tài liệu tuyên truyền do Bộ Công thương thực hiện được đăng tải tại trang thông tin điện tử www.tietkiemnangluong.com.vn-Mục Ấn phẩm truyền thông).
- Các Tổ chức, cơ quan, các TDP trên địa bàn tuyên truyền đến người lao động, nhân dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất 2025 trong một tiếng đồng hồ từ “20h30 đến 21h30 thứ 7, ngày 22/3/2025”.
- Vận động người lao động trong tổ chức, cơ quan, người dân tham gia giải chạy hưởng ứng phong trong “ Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ trái đất năm 2025” theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ https://tapchicongthuong.vn/. Giải chạy tổ chức từ ngày 08/3/2025 đến 31/3/2025.
2. Ngày 10/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 239/UBND-VP về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau khi sắp xếp
UBND phường Lương Sơn triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Các cán bộ, công chức, người lao động UBND phường thực hiện nghiêm Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2025 của UBND phường về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH phường năm 2025; rà soát xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo từng tháng, quý để khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần tập trung cao, hiệu quả, phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025.
- Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên; tiếp tục tập trung triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ từng lĩnh vực hàng tuần, tháng; khẩn trương khắc phục những nhiệm vụ chậm tiến độ đã đề ra; tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 20253. Ngày 02/02, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 107/UBND-ĐC về việc tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh môi trường trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
3. Ngày 11/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 241/UBND-VP về việc triển khai toàn cao điểm đăng ký tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức; cài đặt, sử dụng chữ ký số công cộng, tích hợp thẻ BHYT và sổ sức khỏe điện tử.
UBND phường Lương Sơn triển khai một số nội dung sau:
* Đề nghị các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường
Chỉ đạo cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý phát huy tinh thần gương mẫu thực hiện đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID. Phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên (đủ điều kiện thực hiện cài đặt và tích hợp các ứng dụng) hoàn thành trước ngày 15/3/2025. Báo cáo kết quả triển khai về Đảng uỷ (qua Văn phòng Đảng uỷ) để tổng hợp báo cáo Thường trực Đảng uỷ.
* Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn
Yêu cầu 100% cán bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị thực hiện đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID (thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2025). Thực hiện định danh điện tử tổ chức theo quy định (hoàn thành trước ngày 31/3/2025). Báo cáo kết quả thực hiện về UBND phường (qua bà Bùi Thị Kim Yên, Công chức VP-TK phường) trước ngày 31/3/2025.
Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phường: Tiếp tục tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện đăng ký chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID (Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% cán bộ, đoàn viên, hội viên). Tổng hợp kết quả triển khai trong cán bộ, đoàn viên, hội viên gửi về UBND phường (qua bà Bùi Thị Kim Yên, Công chức VP-TK phường) trước ngày 31/3/2025 để tổng hợp.
* Đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
- Đề nghị các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chỉ đạo, tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn 100% cán bộ, công nhân, người lao động thực hiện thực hiện đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID. Thực hiện đăng ký tài khoản định danh của tổ chức, đơn vị mình trên ứng dụng VNeID, thời gian hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025.
- Tuyên truyền sâu rộng đến các hội viên, thành viên là chủ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh thực hiện việc đăng ký định danh điện tử cơ quan, tổ chức trên ứng dụng VNeID; đồng thời vận động người lao động trong doanh nghiệp thực hiện đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID.
- Giao cho Công an phường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đăng ký định danh của cơ quan, tổ chức, thời gian hoàn thành trước ngày 31/3/2025.
* Các trường học trên địa bàn
Triển khai đến 100% cán bộ, giáo viên, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên (đủ điều kiện thực hiện cài đặt và tích hợp trên ứng dụng VNeID) thực hiện đăng ký chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID hoàn thành trước ngày 20/3/2025. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND phường (qua bà Bùi Thị Kim Yên, Công chức VP-TK phường) trước ngày 25/3/2025 để tổng hợp. Đồng thời khuyến khích phát huy vai trò của học sinh, sinh viên của nhà trường trong việc tuyên truyền gia đình, bạn bè và cộng đồng thực hiện đăng ký chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID.
* Các ông/bà Tổ trưởng TDP trên địa bàn
Tập trung quyết liệt triển khai việc hướng dẫn nhân dân trên địa bàn đăng ký, sử dụng chữ ký số công cộng; tích hợp thẻ BHYT, sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID (cao điểm trong thời gian từ ngày 10/3/2025 - 25/3/2025). Yêu cầu đảm bảo trên 50% dân số trưởng thành có chữ ký số công cộng và 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế, có tài khoản VNeID danh điện tử mức 2, có điện thoại thông minh được tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID hoàn thành trước 25/3/2025. Báo cáo kết quả thực hiện vào trước 15h00 ngày thứ 6 hàng tuần (qua bà Bùi Thị Kim Yên, Công chức VP-TK phường) để tổng hợp báo cáo TP.
Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng của TDP hỗ trợ nhân dân cài đặt, tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, cập nhật sổ tay sức khỏe điện tử. Chủ động phối hợp với BCĐ, tổ giúp việc BCĐ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số phường, Công an phường rà soát từng người dân đủ điều kiện cài đặt, tích hợp thẻ BHYT, sổ sức khỏe điện tử, cài đặt chữ ký số thực hiện cài đặt chữ ký số, tích hợp thẻ BHYT, sổ sức khỏe điện tử trên VNeID. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử cơ quan, tổ chức qua ứng dụng VNeID.
* BCĐ, Tổ giúp việc BCĐ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số phường
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo Thông báo số 20/TB-UBND ngày 03/2/2025 của UBND phường Lương Sơn về việc phân công thực hiện đợt cao điểm triển khai ĐA06.
Theo địa bàn được phân công, các đồng chí trong BCĐ, Tổ giúp việc chủ động phối hợp với Công an phường, Tổ trưởng TDP; Tổ công nghệ số cộng đồng ở các TDP rà soát từng người dân chưa tích hợp thẻ BHYT, cập nhật sổ sức khỏe điện tử và cài chữ ký số công cộng thì hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tỉnh, thành phố giao.
Tiếp tục tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử qua ứng dụng VNeID khi đi khám, chữa bệnh và việc sử dụng chữ ký số công cộng; đăng ký định danh điện tử của tổ chức cá nhân.
Giao cho công chức VH-XH (phụ trách lĩnh vực thông tin tuyên truyền) đăng tải các nội dung hướng dẫn thao tác thực hiện cài đặt, đăng ký, tích hợp trên hệ thống trang thông tin điện tử của phường. Tăng thời lượng tin, bài tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh về công tác triển khai nhiệm vụ trong tuần cao điểm của các TDP trên địa bàn.
* Công an phường - Cơ quan Thường trực Tổ công tác thực hiện ĐA06 phường
Tiếp tục tham mưu cho UBND phường triển khai việc cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức trên địa bàn theo Văn bản số 192/UBND-VP ngày 21/2/2025 của UBND phường Lương Sơn về việc cao điểm triển khai cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức. Trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn phường đăng ký tài khoản định danh cho cơ quan, tổ chức, hoàn thành trong quý I năm 2025.
Rà soát, tổng hợp danh sách công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đã định danh điện tử mức 2 theo từng TDP cung cấp cho UBND phường để phối hợp với BCĐ, Tổ giúp việc BCĐ và các TDP hỗ trợ từng người dân cài đặt chữ ký số, tích hợp thẻ BHYT, sổ sức khỏe điện tử. Thời gian thực hiện xong trước 15h00 ngày 12/3/2025.
Chỉ đạo cán bộ công an phụ trách địa bàn, lực lượng an ninh cơ sở ở 21 TDP; các thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 06 ở TDP phối hớp với Tổ công nghệ số cộng đồng, các ông/bà tổ trưởng TDP hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân cài đặt VNeID, tích hợp thẻ BHYT, sổ tay sức khỏe điện tử, cài đặt chữ ký số. Thời gian hoàn thành trong quý I/2025.
4. Ngày 11/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 244/UBND-VP V/v cảnh báo lỗ hổng bảo mật của hệ thống tường lửa Fortigate
UBND phường Lương Sơn triển khai một số nội dung sau:
* Chủ động tự tiến hành rà soát các hệ thống thông tin mình đang được cấp sử dụng nằm trong chức năng, phạm vi quản lý sử dụng tường lửa (Firewall) Fortigate, hệ điều hành FortiOS. Đối chiếu với phiên bản bị ảnh hưởng để tiến hành cập nhật hệ điều hành, phần mềm, khắc phục lỗ hổng bảo mật CVE-2022-40684. Nếu thấy phát hiện gặp sự cố bất thường thì kịp thời thông báo cho UBND phường (qua bà Bùi Thị Kim Yên, Công chức VP-TK phường) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời.
(Có phụ lục các phiên bản bị ảnh hưởng, hướng dẫn khắc phục lỗ hổng bảo mật CVE-2022- 40684 kèm theo).
* Thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, cơ quan như Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin và Công an tỉnh (Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạn sử dụng công nghệ cao) tiến hành rà quét các điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật của các hệ thống thông tin trong chức năng, phạm vi quản lý. Kịp thời khắc phục những điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật, không để xảy ra tình trạng bị khai thác, tấn công mạng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các hệ thống thông tin. Quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị trao đổi với các đầu mối hỗ trợ.
- Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin: Ông Lý Tuấn Anh, SĐT: 0399.888.393.
- Công an tỉnh (qua Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đồng chí Trung úy Nguyễn Anh Tuấn, SĐT: 0977.721.841).
5. Ngày 17/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 264/UBND-VP V/v triển khai Hướng dẫn số 04/HD-UBND ngày 13/3/2025 của UBND thành phố Sông Công về khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
Ủy ban nhân dân phường Lương Sơn triển khai Hướng dẫn đến toàn thể cán bộ, công chức phường biết, thực hiện (Có Hướng dẫn số 04/HD-UBND ngày 13/3/2025 của UBND thành phố Sông Công kèm theo).
6. Ngày 18/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số268/UBND-VHXH V/v triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về nhà ở trên địa bàn
* Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
Căn cứ nội dung Đề án và các văn bản hướng dẫn khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm, cụ thể như sau:
- Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo phân công phụ trách.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận động việc thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định.
- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định.
- Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở.
* Công chức Văn hóa xã hội phường:
- Thực hiện niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ về nhà ở tại trụ sở của UBND phường.
- Phối hợp công chức Địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường và các thành viên BCĐ phường tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn; tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ gia đình xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu; phương án thiết kế nhà ở mới cần đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu.
Sau khi hoàn thành xong phần móng nhà hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ gia đình thực hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện có, kiểm tra thực tế và tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành theo giai đoạn (Theo mẫu 02 tại Đề án). Sau khi công trình xây dựng nhà ở đã hoàn thành, kiểm tra thực tế và tiến hành nghiệm thu xác nhận hoàn thành công trình (Theo mẫu 03 tại Đề án).
- Sau khi các hộ hoàn thành xây dựng nhà ở, tổng hợp kết quả, phối hợp Công chức Tài chính kế toán phường hoàn thiện hồ sơ và làm văn bản đề nghị UBND thành phố hỗ trợ phần kinh phí còn lại theo quy định.
- Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn, báo cáo UBND phường để báo cáo UBND thành phố (qua phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị).
* Công chức Địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường:
- Tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn; tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ gia đình xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu; phương án thiết kế nhà ở mới cần đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu. Phổ biến, vận động người dân lựa chọn vị trí xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn, dễ thực hiện; hướng dẫn người dân về chất lượng các loại vật liệu đầu vào, tỉ lệ pha trộn cấp phối bê tông, vữa xi măng đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.
- Sau khi các hộ đã lựa chọn được vị trí xây dựng, phương án thiết kế, trách nhiệm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện, nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng theo quy định trước khi khởi công xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định).
- Phối hợp với các thành viên BCĐ phường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận động việc thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định; theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận động việc thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định. Sau khi hoàn thành xong phần móng nhà hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ gia đình thực hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện có, kiểm tra thực tế và tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành theo giai đoạn (Theo mẫu 02 tại Đề án). Sau khi công trình xây dựng nhà ở đã hoàn thành, kiểm tra thực tế và tiến hành nghiệm thu xác nhận hoàn thành công trình (Theo mẫu 03 tại Đề án).
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở có thay đổi về diện tích, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đề nghị Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Sông Công tạo điều kiện thực hiện. Thời hạn xác nhận các thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Giao Công chức Tài chính Kế toán phường: Căn cứ vào số vốn được UBND thành phố phân bổ, tham mưu UBND phường tiến hành tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở cho các hộ theo quy định.
Phối hợp Công chức Văn hóa xã hội xã hoàn thiện hồ sơ và làm văn bản đề nghị UBND thành phố hỗ trợ phần kinh phí còn lại theo quy định sau khi các hộ hoàn thành xây dựng nhà ở.
* Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên trên địa bàn phối hợp, vận động, giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ... để giảm giá thành xây dựng.
Đề nghị Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã tổ chức xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ già cả, neo đơn không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở theo danh sách được phê duyệt.
* Các tổ dân phố:
- Các ông, bà tổ trưởng tổ dân phố báo cáo cấp ủy; thông báo danh sách và mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ trên địa bàn theo danh sách được phê duyệt.
- Tiểu ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát của tổ dân phố tuyên truyền, vận động các hộ gia đình theo danh sách được phê duyệt thực hiện xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định; theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định.
- Ban công tác mặt trận và các đoàn thể tổ dân phố phối hợp, vận động, giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Đề án ban hành theo Quyết định 609/QĐ-UBND ngày 28/02/2025;
- Các mẫu thiết kế Nhà ở điển hình do Sở Xây dựng ban hành tại Quyết định số 272/QĐ-SXD ngày 25/11/2024)
7. Ngày 18/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 270/UBND-NN V/v Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Hiện nay trên địa bàn phường Lương Sơn theo dọc bờ kênh Giữa và kênh Tây thuộc hệ thống kênh hồ Núi Cốc chưa có hộ lan can bảo vệvà cầu qua kênh không có lan can tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn trong quá trình tham gia giao thông của Nhân dân nhất là trong thời điểm hiện nay đang là thời kỳ dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để hạn chế các tai nạn đáng tiếc xảy ra. UBND phường có ý kiến chỉ đạo như sau: Đề nghị các tổ dân phố tăng cường tuyên truyền tới nhân dân sinh sống dọc theo hai bên bờ kênh và các khu vực liền kề nắm được các nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia giao thông tại các tuyến đường dọc hai bê bờ kênh và các cầu kênh, chú ý đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông nhất là với người già và trẻ em.
8. Ngày 18/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 271/UBND-NN V/v phòng trừ bệnh đạo ôn, chuột hại lúa vụ Xuân năm 2025
Ủy ban nhân dân phường có ý kiến chỉ đạo:
* Bệnh Đạo ôn
Bệnh đã xuất hiện gây hại trên lúa tại cánh đồng các TDP Tiến Bộ, Na Hoàng, Tân Trung, Pha, Ngân…
- Biện pháp phòng bệnh:
+ Thực hiện bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali kết hợp làm cỏ, giữ nước hợp lý, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, không bón đạm riêng lẻ và phân chuồng tươi.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện bệnh, nhất là vào các thời điểm trong và sau khi điều kiện thời tiết âm u, ẩm, có mưa nhỏ.
- Biện pháp trừ bệnh:
+ Với những ruộng bệnh đã xuất hiện phải giữ mực nước trên ruộng từ 3- 5cm; ngừng bón đạm và phân bón qua lá, các chất kích thích sinh trưởng. Tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành phun thuốc phòng, trừ kịp thời khi có từ 5% tỷ lệ lá bị hại trở lên, sau phun thuốc 3-5 ngày cần kiểm tra lại.
+ Nếu bệnh ngừng, tiến hành chăm sóc bình thường.
+ Nếu bệnh không khỏi, xuất hiện vết bệnh mới cần tiến hành phun thuốc nhắc lại.
Dùng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam để phun trừ như: Amistar Top® 325SC; Daconil 75WP; Fuji-One 40EC, 40WP, Katana 20SC; Fu-army 30WP,…
+ Với các ruộng lúa đã bị bệnh đạo ôn trên lá, thời điểm lúa trổ bông cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ bông.
* Chuột hại
Hiện nay, chuột đã gây hại ở hầu hết các cánh đồng, gây hại thành chòm, điểm trên ruộng lúa. Dự báo thời gian tới cây lúa chuyển sang giai đoạn đứng cái - làm đòng, chuột sẽ gây hại tăng và làm ảnh hưởng nặng đến năng suất cây lúa, do đó cần có những biện pháp tăng cường để diệt trừ chuột.
- Phát quang bờ bụi xung quang cánh đồng, ruộng lúa.
- Phá vỡ các hang, ổ để diệt chuột.
- Giữ mực nước cao thích hợp vào giai đoạn lúa đòng - trổ để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ.
- Dùng bẫy, bả sinh học đặt ở lối đi và cửa hang chuột để diệt chuột (nếu dùng bả cần làm mồi dụ không có thuốc trước, hôm sau mới tẩm thuốc, ưu tiên sử dụng bả sinh học).
- Biện pháp hóa học: Chỉ được sử dụng các loại thuốc diệt chuột có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam (như: Klerat® 0.005% wax block bait, Phokeba 0.005RB, Rat-ba 20.02RB, Racumin 0.75TP, KILLMOU 2.5DP, Killrat, Ratkill,... trộn với thức ăn chuột ưa thích như thóc ủ mầm, gạo rang, ngô, tôm, cua… làm bả diệt chuột (những thuốc đã làm thành bả sẵn thì không cần trộn mồi). Bả nên đặt vào chiều tối trên những tấm lá, giấy nhựa và hôm sau phải thu dọn sạch sẽ.
- Nghiêm cấm sử dụng điện để diệt chuột, sử dụng thuốc diệt chuột ngoài danh mục, thuốc cấm sử dụng và các biện pháp diệt chuột khác gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.
Ngoài ra cần lưu ý sâu đục thân cú mèo, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn,…
* Lưu ý:
- Sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn trên bao bì.
- Thuốc hóa học trừ chuột rất độc nên khi dùng phải thông báo, cắm bảng cho mọi người trong vùng biết, kiểm tra quản lý bả chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
09. Ngày 18/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 272/UBND-NN V/v tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Ủy ban nhân dân phường có ý kiến chỉ đạo:
* Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả: Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh về việc quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh về quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030; các Kế hoạch của UBND thành phố: số 85/KH-UBND ngày 19/4/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; số 2171/KH-UBND ngày 27/8/2020 về việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025; số 113/KH-UBND ngày 15/01/2021 về việc phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025; số 294/KH-UBND ngày 24/01/2022 về việc phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025; số 28/KH-UBND ngày 30/01/2024 về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2023 - 2030; số 211/KH-UBND ngày 29/11/2024 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn thành phố năm 2025; Kế hoạch Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm năm 2025 trên địa bàn thành phố; số 1791/KH-UBND ngày 21/6/2021 về triển khai thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lước phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn thành phố; số 948/KH-UBND ngày 18/4/2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi thành phố Sông Công, giai đoạn 2021-2030; số 140/KH-UBND ngày 02/8/2023 về việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố; các công văn của UBND thành phố: số 478/UBND-KT ngày 14/02/2025 về tăng cường công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm; số 415/UBND-KT ngày 14/02/2025 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và chủ động triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2025, đồng thời UBND phường chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
* Về công tác phòng, chống dịch bệnh
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; thực hiện nghiêm công tác giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, tự ý chữa trị, không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
- Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia
cầm đợt 1/2025 đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi (như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Dại, Viêm da nổi cục trâu, bò,…) theo đúng quy định, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy định.
* Về công tác quản lý, phát triển chăn nuôi
- Giảm dần chăn nuôi quy mô nông hộ, phát triển chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp, xa khu dân cư gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch
bệnh và bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện nghiêm các quy định về mật độ chăn nuôi; khu vực không được phép chăn nuôi; chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đẩy mạnh việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
- Khuyến khích đầu tư tái đàn, tăng đàn nhất là đối với đàn lợn, gà, tăng quy mô đàn bò ở những địa phương có điều kiện thích hợp. Hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định để tái đàn. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.
- Phát triển hình thức sản xuất liên kết “chuỗi” từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; thực hiện hiệu quả chính sách hiện hành về hỗ trợ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
* Đối với công tác quản lý, phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Thực hiện hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản cải tạo ao, hồ, vệ sinh lồng bè để thực hiện thả giống theo đúng mùa vụ. Tận dụng tối đa tất cả các loại hình mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi thâm canh, bán thâm canh bằng các giống thủy sản có năng suất và giá trị kinh tế cao; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, tránh để lây lan dịch ra diện rộng làm ảnh hưởng đến năng xuất sản lượng.
* Giao cán bộ nông nghiệp, cán bộ thú y phường và cộng tác viên thú y phối hợp thực hiện:
- Triển khai đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đảm bảo đồng bộ, triển khai quyết liệt, có hiệu quả nhất.
- Triển khai thực hiện ký cam kết với các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống, khai báo, kê khai chăn nuôi theo quy định.
- Thực hiện nghiêm công tác giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao, các khu vực giáp ranh với địa phương đang có dịch để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, tự ý chữa trị, không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
- Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh; thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: Cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hoá chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
* Đề nghị Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật phường Lương Sơn thường xuyên nắm bắt địa bàn được phân công phụ trách, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp đến các hộ chăn nuôi về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống; áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
* Tổ trưởng các TDP phối hợp tuyên truyền trên loa của TDP để nhân dân được biệt và thực hiện áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi hiệu quả.
10. Ngày 20/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 276/UBND-VP V/v thực hiện giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP
UBND phường có ý kiến chỉ đạo như sau:
* Đề nghị các cán bộ, công chức phường nghiên cứu, thực hiện các văn bản: Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; Nghị định số 67/2025/NĐ-CP; Thông tư số 01/2025/TT-BNV; Thông tư số 07/2025/TT-BTC.
* Cán bộ, công chức có nhu cầu giải quyết chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP. Hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi về UBND thành phố (qua Phòng Nội vụ thành phố Sông Công) để được xem xét, giải quyết.
11. Ngày 22/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 288/UBND-VP V/v triển khai Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/3/2025 của UBND thành phố về tiêu chí đánh giá CBCC,VC và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ
Thực hiện Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/3/2025 của UBND thành phố Sông Công ban hành tiêu chí đánh giá công chức, viên chức và người lao động thuộc UBND thành phố để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ.
Ủy ban nhân dân phường triển đến các cán bộ, công chức phường Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 17/3/2025 của UBND thành phố Sông Công. Đề nghị các cán bộ, công chức phường nghiên cứu, thực hiện.
12. Ngày 25/3, UBND phường Lương Sơn ban hành Công văn số 295/UBND-VP V/v tăng cường phòng chống bệnh Dại Chó trên địa bàn phường Lương Sơn
UBND phường Lương Sơn có ý kiến chỉ đạo như sau:
* Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật Phường
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về công tác phòng chống bệnh Dại trên đàn chó mèo tới các tổ dân phố mình phụ trách.
- Phối hợp với cán bộ chuyên môn vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; kiểm tra lập biên bản với các trường hợp hộ chăn nuôi vi phạm không tiêm phòng theo quy định.
* Tổ thú y phường
- Tham mưu chuyên môn cho UBND phường các biện pháp phòng bệnh Dại chó, mèo. Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực tiếp tiêm phòng vắc xin, thông báo cho ngành y tế khi phát hiện chó không tiêm phòng, nghi Dại cắn người.
- Hướng dẫn tuyên truyền sâu rộng tới các TDP và hộ chăn nuôi chó mèo trên địa bàn về trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân khi nuôi chó về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; các biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.
- Phối hợp với TDP thực hiện tiêm phòng 100% đối với toàn bộ đàn chó, mèo trong diện tiêm phòng theo quy định. Thời gian thực hiện xong trước ngày 29/3/2025.
* Các ông (bà) tổ trưởng dân phố
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về công tác phòng chống bệnh Dại trên đàn chó mèo theo các Công văn hướng dẫn của UBND phường đã ban hành.
- Thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo thuộc TDP để tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc xin Dại cho 100% đàn chó mèo trong diện tiêm: Chó, mèo khoẻ mạnh từ 1 tháng tuổi trở lên (trừ chó mèo đang ốm bệnh). Báo cáo số liệu tổng đàn chó, mèo của TDP và đăng ký tiêm phòng vắc xin dại chó, mèo về UBND phường Lương Sơn qua đồng chí Hà Vân Nga – CB phụ trách nông nghiệp trước ngày 26/3/2025.
- Tổ trưởng các tổ dân phố niêm yết công khai công văn này tại nhà văn hoá và thông tin trên hệ thống loa đài, hướng dẫn nhân dân biết và thực hiện. Đề nghị các ông (bà) tổ trưởng TDP thông tin trực tiếp tới các hộ chăn nuôi chó về nội dung trách nhiệm của chủ hộ nuôi chó và tình hình nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn.
* Trách nhiệm của các hộ nuôi chó
- Chấp hành nghiêm chỉnh việc tiêm phòng bắt buộc 100% đối với toàn bộ đàn chó, mèo trong diện tiêm phòng theo quy định.
- Thực hiện kê khai với UBND phường, đảm bảo mọi điều kiện chăn nuôi về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.
- Xích nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Tuyệt đối không thả rông chó ra ngoài nơi công cộng.
- Chủ nuôi chó phải chịu mọi trách nhiệm khi để chó thả rông, cắn người hay phóng uế làm ô nhiễm môi trường công cộng. Bồi thường tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người bị hại trực tiếp và cộng đồng.
- Trường hợp chủ vật nuôi để chó thả rông cắn người hoặc cản trở phương tiện giao thông gây tai nạn, chủ nuôi phải chịu mọi chi phí điều trị. Nếu có chết người, ngoài việc phải chịu chi phí trong thời gian đợt điều trị, chủ nuôi còn phải có trách nhiệm vật chất trong việc tổ chức chôn cất cho người bị hại và các khoản chi liên quan cho hậu quả do người bị chết để lại theo quy định hiện hành.
- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
- Nếu chó, mèo của hộ chăn nuôi có biểu hiện bất thường của bệnh Dại đề nghị báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời xử lý./.